Bạn có biết , độ nhạy sáng ISO của máy ảnh kỹ thuật số nhiều khi không hoạt động như bạn vẫn thường nghĩ ? Nếu không tin , bạn hãy thử kiểm chứng những điều sau đây nhé :
- ISO thấp nhất không đồng nghĩa với ảnh chất lượng tốt nhất . Nhiều máy có ISO mở rộng ( extended ) xuống thấp hơn mức ISO cơ bản ( base ) như 100 xuống 50 hay 200 xuống 100 . Mục đích chính của ISO mở rộng thấp là giúp người dùng có thể chụp được ở tốc độ chậm hơn , bù lại ảnh sẽ có dynamic range ngắn hơn ( dễ bị cháy sáng hoặc tối đen hơn ) .
- Các máy ảnh khác nhau có chỉ số ISO bằng nhau chưa chắc đã nhạy sáng như nhau . Nhiều hãng sản xuất máy ảnh , trong đó nổi tiếng nhất là Fuji , thường "ăn gian" bằng cách thổi phồng chỉ số ISO ( ví dụ như ISO 6400 của Fuji chỉ tương đương ISO 2500-3200 của hãng khác ) nhằm tạo cho người tiêu dùng cảm giác rằng máy ảnh của họ có khả năng khử noise siêu hạng . Mặc dù vậy , không ai có thể bắt bẻ được họ vì mỗi hãng có cách đo chỉ số ISO khác nhau .
- Đa số máy ảnh có mức ISO tốt nhất ở khoảng 200 . Mặc dù ISO 200 sẽ noise hơn ISO 100 một chút , nhưng sẽ cho dynamic range cao nhất ( thu được nhiều chi tiết nhất ) .
- Nhiều mức ISO lẻ ( 125 , 160 , 250 , 320 .... ) không phải là ISO "nguyên bản" . ISO "nguyên bản" là mức ISO mà cảm biến có sử dụng khuếch đại tín hiệu ( analog gain ) . ISO 125 thực ra là ISO 100 được "đẩy" ( push ) lên 1/3 stops , còn ISO 160 là ISO 200 được "kéo" ( pull ) lại 1/3 stops . Điều này dẫn đến ISO 125 nhiều khi sẽ noise hơn ISO 200 , và ISO 160 sẽ mịn hơn ISO 100 nhưng dynamic range bị giảm và phải hy sinh 1/3 stops độ nhạy sáng .
Nhìn vào những điều trên , bạn có thể thấy rằng , nếu muốn chụp ra ảnh có chi tiết tốt nhất ( dynamic range cao nhất ) thì bạn nên chụp ở ISO 200 . Còn nếu muốn chụp ra ảnh có độ mịn cao nhất , bạn nên chụp ở mức ISO lẻ 160 , 320 , 640 , 1250 ... trong khi đó , mức ISO lẻ 125 , 250 , 500 , 1000 ... không nên sử dụng .
( sưu tầm : #7bua )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét